Friday, October 14, 2016

NHỮNG THUẬT NGỮ THÔNG DỤNG NÊN BIẾT TRONG ĐỒ HỌA 3D PHẦN 1

NHỮNG THUẬT NGỮ THÔNG DỤNG NÊN BIẾT TRONG ĐỒ HỌA 3D (Phần 1)

  1. 3d Acceleration  : Phần cứng hỗ trợ video để tăng tốc độ hiển thị của scene 3d. 3ds Max tương thích với những card như Open GL, Direct 3D (trên video hoặc NT 5.0)
  2. 3D Digitiez        : Thiết bị cơ khí với bộ cảm biến để xác định vị trí vật lý của những đặc điểm chính trên 1 vật thể. Từ đó, bạn có thể tạo ra 1 phiên bản 3d dựa trên những dữ liệu này
  3. 3D Object Library : Thư viện với những dữ liệu 3d có sẵn, giúp bạn tạo hình 3d 1 cách nhanh chóng hơn.
  4. 3D pain Sofware :  Chương trình phần mềm hay plugin, cho phép bạn tô chất liệu của đồ bản hoặc các vật liệu trực tiếp lên bề mặt của 1 đối tượng.
  5. Alpha Channel (kênh Alpha) :  Lớp tùy chọn của dữ liệu hình ảnh cung cấp thêm 8 bit thông tin mở rộng cho độ trong suốt. Nó được sử dụng như là 1 chiếc mặt nạ giúp ta tổng hợp 1 hình ảnh lên trên 1 hình ảnh khác.
  6. Ambient Color : Sắc độ của một đối tượng phản xạ nếu nó không được chiếu sáng trực tiếp bởi nguồn sáng trong scene. Màu Ambient có xu hướng hiển thị phản xạ của tất cả những đối tượng gần nó trong scene, tuy nhiên chỉ có Radisity (bức xạ) mới có thể biểu hiện điều này một cách chính xác và thuyết phục người nhìn.
  7. Ambient Light : Trên lý thuyết, nó là kết quả của tất cả sự bật ra của ánh sáng trong một vùng, thông thường, nó được thiết lập như là một giá trị chiếu sáng tổng thể, chiếu sáng tất cả các đối tượng nó có thể trong scene.
  8. Angle of Incidence : Góc của một tia sáng khi đạp vào bề mặt vật thể rồi đạp vào mắt người quan sát( lúc này là camera)
  9. Animated texture : ( chất liệu hoạt cảnh) là chất liệu có thể thay đổi liên tục thay vì ở dạng cố định, sử dụng trong video 3d hay một hoạt cảnh.
  10. Animation :(hoạt cảnh) Sự điều chỉnh về vị trí , phương hướng của đối tượng, kể cả ánh sáng, vật liệu và camera, tất cả tạo nên sự hoạt động của một đối tượng Animation.
  11. Animation controller : Số lượng các sự chuyển dịch được tạo ra cho các đối tượng bằng cách điều chỉnh các keyframe, các bộ điều khiển ở đây bao gồm TCB, Bezier, Audio,Noise, Expression.
  12. Anisotropic ( dị hướng) : Kiểu tô bóng đối tượng, hay kiểu phản xạ của đối tượng mà hình ảnh phản xạ có thể không theo quy luật thường thấy, điều này thường gặp ở kim loại hay các đối tượng có đường cong.
  13. Anti-Aliasing : Phương pháp làm mềm các cạnh thô sắc của một hình ảnh bằng cách thêm vào điểm ảnh hoặc điều chỉnh điểm ảnh gần các điểm bị răng cưa. Điều này có thể nói là một sự hòa trộn cho kết quả phần hình ảnh giao nhau giữa đối tượng và môi trường(hay vật thể khác) trở nên mềm mại hơn.
  14. Anti-Aliasing Filter : Đây là một bộ lọc mà bạn có thể chọn lựa trong v-ray, nó xác định cách bạn làm trơn cạnh của hình ảnh trong quá trình render. Tùy mỗi bộ lọc bạn chọn mà hiệu quả sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung, việc chọn bộ lọc cần kinh nghiệm và tùy vào scene.
  15. Aspect Radio ( tỷ lệ của kích thước) : Thông số thể hiện tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của hình ảnh đối tượng, có dạng tỷ lệ thập phân, nó được tính bằng cách chia chiều rộng cho chiều cao. Ví dụ như giấy A1,A2,A3,A4 có một tỷ lệ vàng là 1.618.
  16. Atmospheric Effects ( các hiệu ứng khí quyển) : Đây là các hiệu ứng phụ thuộc nhiều vào camera như sương mù hay ánh sáng khối được thêm vào cho cảnh.

No comments:

Post a Comment